Để lựa chọn cho mình một chiếc cân ô tô điện tử ưng ý, Quý khách hàng nên biết qua một số thông tin về cân và thiết bị cân ô tô trước quyết định chọn mua sản phẩm.
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị/giá thành của cân ô tô, do vậy Quý khách cần lưu ý như sau:
1. Lựa chọn mức cân lớn nhất của cân: 30 tấn, 40 tấn, 60 tấn, 80 tấn, 100 tấn, 120 tấn, 150 tấn.
2. Kích thước bàn cân: 3x7m, 3x8m, 3x10m, 3x12m, 3x15m, 3x16m, 3x18m, 3x20m
3. Nguyên liệu sản xuất bàn cân: thép U hay I, hoặc bàn bê tông.
4. Kiểu lắp đặt cân: chìm hay nổi
5. Đặc tính của thiết bị cân là analog hay digital.
6. Xuất xứ, thương hiệu của thiết bị: hãng nào sản xuất.
7. Nhà cung cấp thiết bị chính hãng và dịch vụ chuyên nghiệp.
Để lựa chọn cho mình hoặc công ty mình một chiếc cân ô tô ưng ý, Quý Khách cần lưu ý một số điểm sau :
1. Lựa chọn mức cân lớn nhất
Mức cân lớn nhất của cân nên phù hợp với yêu cầu thực tế của Quý khách và dự tính cho tương lai vì điều này ảnh hưởng tới việc tính toán kết cấu của bàn cân, liên quan tới giá trị đầu tư.
VD: chi phí cho sản xuất cân 60 tấn và 80 tấn sẽ khác nhau vì kết cấu khung bàn cân của cân 80 tấn yêu cầu phải cứng vững hơn, chắc chắn hơn sẽ tốn nhiều sắt thép hơn nếu so sánh cân 60t và 80t có kích thước bàn cân giống nhau.
2. Lựa chọn kích thước bàn cân:
Kích thước bàn cân cần phù hợp với chiều dài xe thường cân để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí cân vì ngoài đường lên cân còn có đường tránh. Kích thước bàn cân thường có các quy cách sau: chiều ngang thường là 3m hoặc 3.2m, chiều dài có các mức 8m, 10m, 12m, 14m, 16m, 18m…. Kích thước bàn cân càng dài, chi phí nguyên vật liệu để sản xuất sẽ cao hơn.
3. Nguyên liệu của khung bàn cân:
Khung bàn cân ô tô là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự cứng vững và ổn định lâu dài của cân, khung bàn cân lại chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và phần lớn được sản xuất tại Việt Nam, tùy thuộc vào tiêu chí phục vụ của nhà sản xuất mà thị trường có 3 loại kết cấu khung bàn cân:
Bàn cân bê tông, khung thép:
Bàn cân thép, kết cấu bằng tôn dập chữ U (các dầm chịu lực chính của bàn cân là tôn U uốn chạy dọc bàn cân).
Bàn cân thép, kết cấu bằng thép I đúc nguyên thanh nhập khẩu (các dầm chịu lực chính của bàn cân là thép I đúc nguyên thanh như I300, I450, I600 tôn U uốn chạy dọc bàn cân).
Nói chung, lựa chọn kết cấu bàn cân chắc chắn luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhưng nhà đầu tư sẽ giảm thiểu được những chi phí sửa chữa sau này mà nhiều khi không tính trước được.
4. Lựa chọn kiểu lắp đặt cân chìm hay nổi:
Phụ thuộc vào địa hình và thế đất của Công ty.
– Cân nổi: Nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài, chi phí xây dựng móng cân thấp.
– Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống.
– Cân chìm: Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân. Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của nhà máy.
– Nhược điểm: Hầm cân chìm chi phí xây dựng lớn. Phải làm vệ sinh thường kỳ do rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân. Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân .
5. Lựa chọn thiết bị cân:
Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất thiết bị cân, trong số đó có hãng Mettler Toledo là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực này.
Thiết bị cân được phân ra làm 2 loại chính: thiết bị số (DIGITAL) và thiết bị tương tự(ANALOG).
* Thiết bị số có tính chính xác và tính năng ưu việt hơn gấp nhiều lần so với thiết bị tín hiệu analog.
* Tính năng & ứng dụng của sản phẩm: càng đa dạng, giá càng cao.